Kinh nghiệm cần nắm khi lái xe máy đi phượt

Việc sở hữu một chiếc xe nhiều khả năng hơn không có nghĩa bạn sẽ đi đầu mà nó phụ thuộc trình độ đi của bạn. Nếu trình độ bạn cao tự nhiên lần sau vị trí của bạn sẽ tăng lên.

Đi xe máy du lịch nhiều khi rất tiện, song loại phương tiện 2 bánh gắn động cơ này luôn chứa đựng nhiều rủi ro trên những cung đường xa. Sau đây là một vài quy tắc và kinh nghiệm mà các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn mới đi lần đầu cần lưu ý cho những chuyến phượt an toàn và ý nghĩa.

1
Quy tắc cơ bản

Quy tắc đơn giản và quan trọng nhất là “hãy tin vào người sau lưng bạn”. Cũng có nghĩa “bạn phải tránh người phía trước bạn”.

123123

Giả sử khi người đi đầu quẹo trái, người thứ hai sau đó vài giây mới nhận ra và vội quẹo theo: nếu người thứ 3 không để ý sẽ đâm và có thể gây tai nạn liên hoàn. Dù là đi hàng một nhưng cách xe vẫn nên đi so le với nhau thành 2 hàng trên 1 làn (left & right track on the same lane).

2
Đóng cửa hông

Khi đi đường dài trong một nhóm có đội hình hàng hai hoặc tản mát, nếu một người chạy bên cạnh đội hình mà gặp chướng ngại(hoặc làn đường đột ngột thu hẹp) thì người đó phải có trách nhiệm tự giảm tốc độ và đi nối vào sau đoàn xe. Tuyệt đối không lao vào giữa đoàn có thể gây tai nạn cho cả đoàn. Nếu có thành viên thiếu kinh nghiệm mà làm như vậy, thành viên đi phía trong có thể dùng thân xe ngăn cản và ra hiệu lui về phía sau.

3
Luật 2 giây

Một người đi xe máy bình thường cần 1 giây để nhận ra tình huống và 1 giây để xử lý. Nếu đoàn đi 40km/h các xe cần cách nhau khoảng 2 giây ~ 20m. 50km/h ~ 26m. 80km/h cách nhau 45m-60m. Khi đi xuống dốc thời gian cần tăng lên 3 – 4 giây. Các xe trong một nhóm chịu ảnh hưởng theo kiểu sợi dây thun, nên người đi đầu cần rất tỉnh táo khi tăng tốc và ra hiệu tăng tốc. Nếu vừa tăng tốc đã dừng lại vì lý do gì đó có thể khiến toàn đội hình đâm vào nhau. Tuy nhiên một số trường hợp để tránh bị các xe lạ chen vào giữa, người đi đầu có thể chủ động ra hiệu lệnh thu hẹp khoảng cách và giảm tốc. Các nhóm nhiều kinh nghiệm có thể di chuyển rất sát nhau.

4
Quy mô nhóm

Một nhóm xe máy không nên quá 6 chiếc nếu 1 thành viên không có kỹ năng đi nhóm. Chỉ vượt quá 8 chiếc nếu tất cả thành viên đã quen với kiểu đi của nhau.

5
Kinh nghiệm và vị trí

Người nào càng ít kinh nghiệm thì vị trí của người đó càng gần về cuối. Làm như vậy là để người đó không gây tai nạn liên hoàn nếu (1.) xảy ra. Người đi cuối cùng phải biết về xe và có đồ nghề sửa xe, có thể là trưởng đoàn. Nên có bộ đàm liên lạc với người đi đầu.

6
Trước khi lên đường

– Tóm tắt quãng đường di chuyển.

– Mô tả cách vượt, chuyển làn, cách xử lý khi nhóm bị thổi phạt, bị tách rời(nhóm trước dừng lại hay nhóm sau đuổi theo).

– Thống nhất tần số bộ đàm.

– Phổ biến cách ra hiệu bằng tay.

– Xếp đặt vị trí.

– Kiểm tra máy móc và các thiết bị bảo hiểm.

– Đi thử một vòng kiểm tra trước nếu có thời gian.

7
Hợp tác và chia sẻ

Một chuyến đi xa bằng xe máy thử thách mọi yếu tố: lòng dũng cảm, sức chịu đựng của cơ thể, thần kinh, các kỹ năng, mức độ sẵn sàng, khả năng làm việc theo nhóm.

Chiếc xe là của bạn nhưng phải tuân thủ các yêu cầu của nhóm. Dừng lại theo nhóm, đổ xăng, ăn uống nghỉ ngơi theo nhóm. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn khác khi xe của họ gặp trục trặc và họ cũng giúp bạn như vậy. Việc sở hữu một chiếc xe nhiều khả năng hơn không có nghĩa bạn sẽ đi đầu mà nó phụ thuộc trình độ đi của bạn. Nếu trình độ bạn cao tự nhiên lần sau vị trí của bạn sẽ tăng lên.

Khi đi trên đường ngòai việc chào hỏi các nhóm khác, không nên tùy tiện gia nhập vì lý do an toàn của bản thân bạn. Không khiêu khích hoặc nhận xét thô thiển về các loại xe của nhóm khác. Chỉ phát ngôn liên quan đến kỹ thuật khi mình biết rõ và có kinh nghiệm.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *